Quyền Thừa Kế Đất Đai và Tài Sản Gắn Liền Với Đất

Chia sẻ

03:14 28/03/2022

Trong bộ luật Việt Nam có nhiều quy định về quyền thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi liên quan đến tài sản người đã mất để lại. Trong đó, được quan tâm nhiều nhất là quyền thừa kế đất đai và tài sản gắn liền với đất hay còn gọi là bất động sản. Cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Luật Thừa kế Đất đai nhé!

Sơ lược Quyền Thừa kế đất đai

Quyền Thừa Kế

Theo Điều 609, Bộ luật dân sự Việt Nam, 2015 nêu khái niệm Luật Thừa Kế Đất Đai như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Hiểu đơn giản hơn thì Quyền thừa kế là Quyền được hưởng những tài sản của người mất để lại. 

Quyền Thừa kế tài sản

Từ khái niệm cơ bản về Quyền thừa kế, có thể hiểu các quyền cơ bản của thừa kế bất động sản (BDS) như sau: Quyền thừa kế BDS là quyền được hưởng tài sản nhà, đất của người thừa kế. Phần tài sản này được định đoạt do người lập ra di chúc trước lúc mất. 

Trường hợp người mất không để lại di chúc, Quyền thừa kế được thực hiện theo  thứ tự ưu tiên đúng quy định của pháp luật (được gọi là kế thừa hợp pháp).

 

Ảnh Quyền thừa kế tài sản được thực hiện theo di chúc

Thủ tục liên quan trong quá trình thực hiện Quyền Thừa kế

Giấy Chứng tử của người để lại tài sản

Do Quyền thừa kế chỉ có hiệu lực khi người để lại tài sản đã mất, vì vậy cần chứng thực người để lại tài sản đã mất. Ngoài giấy chứng tử, còn phải xác minh phần mộ để chứng thực quan hệ giữa người thừa kế và người mất. 

Thủ tục thừa kế chỉ được bắt đầu thực hiện sau khi đã xác minh chính xác các thông tin liên quan.

Sau khi đã xác minh chính xác sẽ bắt đầu làm thủ tục thừa kế cho người nhận thừa kế. 

Văn bản chứng minh Quyền Sở hữu nhà đất 

Để thực hiện các Quyền thừa kế cũng cần chứng minh quyền sở hữu của người để lại tài sản gồm: 

  • Sổ tiết kiệm ngân hàng

  • Giấy Đăng ký xe

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng)

  • Chứng nhận sở hữu cổ phần (nếu có)

  • Chứng nhận sở hữu các loại tài sản khác

Hoặc người thừa kế phải đưa ra được các loại giấy tờ thay thế chứng minh được quyền sở hữu tài sản như: hợp đồng, giấy tờ chứng thực khác.…

Giấy tờ xác thực danh tính người nhận thừa kế

Người nhận thừa kế phải có một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu để phục vụ cho việc xác minh danh tính, thân phận, mối quan hệ với người để lại di sản. 

Giấy xác nhận mối quan hệ

Giấy chứng thực mối quan hệ giữa người để lại di sản và người nhận thừa kế là yêu cầu bắt buộc cho công tác xác minh quan hệ. Giấy tờ xác minh được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền địa phương. 

Di chúc 

Trường hợp người mất có lập di chúc, phải nộp bản chính hoặc bản sao y có công chứng để phục vụ cho quá trình xác minh. 

Nếu người mất không để lại di chúc, Quyền thừa kế sẽ được thực hiện dựa trên Luật Thừa kế Đất đai. 

(Tổng hợp_BatDongSanDongNai.Net)